Bài viết này sẽ tập trung vào việc áp dụng mini game trong chiến dịch marketing và cách tận dụng tiềm năng của gamification marketing để tạo ra những trải nghiệm thú vị và độc đáo dành cho tệp khách hàng hiện tại lẫn đối tượng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
I. Tại sao nên sử dụng mini game trong marketing?
Tăng tương tác và engagement trên nền tảng social media
Ngày nay, với sự bùng nổ về số lượng người dùng và tính năng mở rộng của các nền tảng mạng xã hội như Twitter, Facebook, Instagram, Youtube,… Việc sử dụng chúng không chỉ dừng lại ở việc giao tiếp mà còn trở thành một công cụ quan trọng trong việc tiếp cận và thuyết phục khách hàng.
Nhưng làm thế nào để tận dụng tối đa tầm ảnh hưởng của các nền tảng này trong các sự kiện offline? Sử dụng minigame trong chiến lược marketing sẽ là giải pháp hoàn hảo!
Thế giới nệm đã thành công áp dụng mini game ghép hình vào bài đăng facebook để tăng lượt tương tác của fanpage
Ý tưởng minigame trên các trang mạng xã hội có thể mở ra không gian kết nối không giới hạn giữa doanh nghiệp và khách hàng. Những hoạt động minigame trên trang fanpage còn giúp thu hút khách hàng mới thông qua việc chia sẻ và tương tác. Đây không chỉ là một phương thức tiếp cận giúp tăng nhận diện thương hiệu, mà còn là một công cụ bán hàng hiệu quả mang lại doanh số cho doanh nghiệp.
Tạo ra trải nghiệm độc đáo cho người tiêu dùng tại các sự kiện offline
Ứng dụng mini game vào các sự kiện offline có thể đơn giản đến bất ngờ! Mini game có thể được tích hợp trong kiosk, tablet hoặc ứng dụng di động tại sự kiện để người tham dự dễ dàng truy cập và tham gia.
Coca Cola đã kết hợp minigame 2 trong 1 vào booth tại sự kiện nhằm thu hút người tham dự
Không chỉ thu hút sự hào hứng của khách tham dự đối với các chương trình ưu đãi, dịch vụ của sự kiện, việc ứng dụng mini game vào các sự kiện offline cho phép số lượng lớn người tiêu dùng cùng tham gia, chia sẻ nhằm thúc đẩy sự tương tác, giao lưu và tạo nên một cộng đồng thú vị tại sự kiện của nhãn hàng.
Thu thập thông tin và tạo cơ hội tiếp cận khách hàng mục tiêu
Việc sử dụng mini game trong chiến dịch marketing không chỉ mang lại giải trí mà còn mở ra cơ hội tuyệt vời để thu thập thông tin từ khách hàng mục tiêu. Qua các hoạt động chơi game, doanh nghiệp có thể nắm vững thông tin về sở thích, tương tác và ưu tiên của đối tượng.
Chỉ với một bài đăng mini game được triển khai trên nền tảng Facebook, concung.com đã thu thập được thông tin khách hàng mục tiêu bằng việc yêu cầu khách hàng cung cấp trong trường hợp trúng quà.
Điều này cho phép các agency hoặc nhãn hàng thu thập thông tin khách hàng và dựa vào những dữ liệu này để tùy chỉnh và cá nhân hóa tiếp cận nhằm cung cấp nội dung phù hợp với tệp khách hàng. Nhờ đó, việc sử dụng mini game không chỉ thu hút sự tham gia mà còn tạo ra một cơ hội vàng để tiếp cận một cách hiệu quả đối tượng khách hàng mục tiêu.
Tăng sự nhận diện thương hiệu
Bằng cách thiết kế mini game gắn liền với sản phẩm của nhãn hàng, khách hàng có cơ hội trải nghiệm và hiểu sâu hơn về thương hiệu đó. Điều này cực kỳ quan trọng để xây dựng lòng tin và thúc đẩy sự nhận diện thương hiệu.
Khi tham gia các mini game, người chơi thường chia sẻ kết quả, cùng nhau cạnh tranh và thảo luận về trải nghiệm của mình, từ đó lan truyền văn hóa và giá trị mà thương hiệu đại diện. Không chỉ tạo ra môi trường tương tác tích cực và thú vị, việc tích hợp mini game vào chiến lược marketing còn giúp gia tăng lượng khách hàng tiềm năng.
Thông qua việc chia sẻ trải nghiệm với bạn bè và người thân, mini game trở thành một phương tiện lan truyền thông qua mạng xã hội, mang lại hiệu quả quảng bá lớn mà không tốn nhiều chi phí. Thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè và gia đình, mini-game trở thành phương tiện lan tỏa qua mạng xã hội, mang lại hiệu quả quảng bá cao mà không phải chịu chi phí đáng kể.
II. Top 6 mini game hàng đầu dành cho chiến dịch marketing thành công
Thu thập vật phẩm
Đây là dạng trò chơi được nghĩ đến nhiều nhất khi các thương hiệu cần một loại mini game cho marketing. Trong loại game này, người chơi sẽ tham gia vào trò chơi để thu thập các vật phẩm được yêu cầu, trong đó, vật phẩm có thể là các linh vật, logo của nhãn hàng, kết hợp với các tính năng cộng và trừ điểm,…
Với các mẫu mini game thu thập vật phẩm, nhãn hàng hoàn toàn có thể triển khai trò chơi này vào các chiến dịch marketing hoặc sự kiện thương hiệu.
Chơi template mini game thu thaaph item tại đây: https://game.marvyco.com/inhouse/mini_game/forwardyourgoals/
Giải đố
Tiếp theo là trò chơi giải đố. Mini game này yêu cầu người chơi phải suy nghĩ logic, tìm ra lời giải cho các câu đố và các vòng chơi. Bằng cách giải những câu đố khó nhằn, người chơi có cơ hội tiến lên các cấp độ mới và trải nghiệm những thử thách đa dạng.
Với dạng game này, nhãn hàng có thể ứng dụng cho các kế hoạch marketing ngắn hoặc dài hạn nhằm mục đích giáo dục người tiêu dùng về thương hiệu hoặc sản phẩm.
Thử ngay mẫu mini game giải đố tại đây: https://game.marvyco.com/inhouse/mini_game/howwellyouknowaboutbrand2/
Trò chơi ghép hình
Trò chơi ghép hình tập trung vào việc người chơi phải xếp các mảnh ghép vào đúng vị trí để tạo thành một hình ảnh hoàn chỉnh. Mini game ghép hình phù hợp cho các hoạt động marketing với mục đích khơi gợi sự tập trung của người dùng đối với hình ảnh của sản phẩm hoặc thương hiệu. Ngoài ra, việc tích hợp hình ảnh thương hiệu vào trò chơi giúp kích thích khả năng quan sát và tưởng tượng của người chơi, đồng thời làm nổi bật thông điệp và hình ảnh của nhãn hàng.
Game thiết kế riêng
Với các chiến dịch marketing có các mục tiêu cụ thể hoặc hướng đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, mini game được thiết kế riêng là một sự lựa chọn hoàn hảo. Các trò chơi thiết kế riêng được tạo dựa trên sự đặc trưng và mục tiêu của thương hiệu. Đây là cơ hội để thể hiện sự sáng tạo và cá tính của thương hiệu một cách độc đáo, từ đó kích thích sự quan tâm và tương tác tích cực của đối tượng mục tiêu.
Mini game được thiết kế riêng có thể lồng ghép các yếu tố của thương hiệu hoặc thông điệp sản phẩm
Việc thiết kế một mini game dành riêng cho nhãn hàng cần một đơn vị chuyên môn để nắm bắt yêu cầu nhãn hàng cũng như tâm lý người tiêu dùng. Không chỉ lên ý tưởng cho mini game phù hợp với mục tiêu chiến dịch, một đơn vị sản xuất game chuyên nghiệp có thể hỗ trợ thương hiệu về các khâu thiết kế, lập trình, tư vấn và chăm sóc sau khi hoàn thành game, … nhằm đảm bảo khách hàng luôn hài lòng về trò chơi được thiết kế của riêng nhãn hàng.
Thiết kế riêng mẫu mini game cho thương hiệu tại đây: https://game.marvyco.com/inhouse/mini_game/collectluckymoney/
Vòng quay may mắn
Mini game dạng Vòng quay may mắn mang lại yếu tố may rủi hấp dẫn cho người chơi. Bằng cách lồng ghép sản phẩm, ưu đãi hoặc quà tặng vào vòng quay, thương hiệu có thể tạo ra sự kích thích và hứng thú lớn, thúc đẩy người chơi tham gia và tìm hiểu về sản phẩm hoặc dịch vụ.
Trải nghiệm vòng quay may mắn và có thể tinh chỉnh tỷ lệ trúng thưởng tại đây: https://game.marvyco.com/inhouse/mini_game/luckywheel/
Xếp vật phẩm
Chắc hẳn ai cũng nghe qua trò chơi Candy Crush Saga – trò chơi đã một thời gây sóng gió trên mọi nền tảng với rất nhiều vòng chơi và những phần thưởng đầy màu sắc. Trong dạng mini game này, người chơi sẽ được thỏa sức xếp các vật phẩm tương tự thành hàng dài hoặc nhóm và điều này tạo nên một trải nghiệm gây nghiện nhằm giữ chân người chơi.
Cơ chế trò chơi này tạo cơ hội giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh mang lại lợi ích và giải thưởng hấp dẫn cho người tham gia.
Hãy thử mini-game này với cơ chế tương tự: https://game.marvyco.com/inhouse/mini_game/slimeeater/
III. Tạm kết
Có thể nói rằng, mini game là một phần quan trọng trong chiến lược marketing hiện đại, giúp tăng cường tương tác và tạo ra trải nghiệm độc đáo cho khách hàng. Điều này không chỉ gây ra ấn tượng mạnh, mà còn khuyến khích người dùng tham gia tích cực, từ đó tăng cơ hội tiếp cận và chuyển đổi thành khách hàng thực sự. Hãy khám phá thế giới mini game và tận dụng chúng trong chiến lược marketing của bạn ngay hôm nay!